Vải cotton
Vậy vải cotton là vải gì? Cotton là loại vải được dệt từ sợi tự nhiên. Chất vải mềm mịn, nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt, giặt nhanh khô, độ co giãn và độ bền cao. Đặc biệt, vải Cotton không gây kích ứng da như nhiều loại vải sợi nhân tạo khác. Tuy nhiên, nó có hạn chế là dễ bị bám bẩn, dễ bị nhăn nheo, co rút, giá thành lại khá cao,…
Vải Cotton chia làm 5 loại: cotton thun, cotton trơn, cotton 2 chiều, cotton 4 chiều và cotton spandex. Phù hợp để may áo đồng phục, áo công nhân,….
Vải kaki
Vải kaki được tạo ra từ các sợi tự nhiên hoặc là các sợi tổng hợp dệt chéo. Đây là loại vải nhẹ, bền, dày, không nhăn nheo, độ cầm màu tốt và dễ giặt ủi. Vải kaki phù hợp để may đồng phục công sở, đồng phục quán cafe, các loại quần ống đứng, áo sơ mi cho nam giới,…
Có 2 loại vải kaki:
- Kaki thun: có pha Spandex giúp cho sợi vải co giãn và mặc thoải mái hơn, thường dùng để may may đầm, chân váy, hoặc là áo vest…
- Kaki không thun: ít nhăn, có độ cứng cao, thường dùng để may quần tây, đồng phục bảo hộ lao động,…
Vải kate
Vải Kate tạo ra từ sợi tổng hợp – pha giữa Cotton và Polyester. Chất vải Kate thoáng mát, mềm mại, ít nhăn, thấm hút mồ hôi tốt, bền màu, dễ giặt ủi, không gây dị ứng.
Hiện có khá nhiều các chất liệu vải Kate: kate sọc, Kate Hàn Quốc, Kate Silk, kate Polin, kate Ford, kate Ý, kate Mỹ.
Vải Jean
Vải Jean hay còn được gọi là vải bò, thực chất là một dạng vải bông thô, được dệt từ sợi cotton Duck. Ưu điểm của vải Jean là bền, chắc, không bị co nhăn, thích hợp cho mọi mọi tính, lứa tuổi và nghề nghiệp.
Vải denim
Vải denim là loại vải được dệt đôi có bề mặt khá thô. Công dụng của vải denim đã vượt khỏi mục đích bao bọc ghế, màn cửa,… trở thành chất liệu cho ngành may mặc tạo ra các sản phẩm thời trang gây ấn tượng mạnh, biến tấu đa dạng và đặc sắc.
Vải lanh
Nguyên liệu chính để làm ra vải lanh là từ cây lanh. Vải lanh mềm, nhẹ, bền và thấm hút mồ hôi tốt. Khi mặc mang đến cảm giác rất thoải mái, mát mẻ, đặc biệt phù hợp để sử dụng vào mùa hè. Đa phần những mẫu đồ bộ ở nhà của chị em phụ nữ đều may bằng loại vải này.
Nhược điểm lớn nhất của vải lanh là giá thành cao và dễ nhăn nheo nên hơi bất tiện cho người dùng.
Vải len
Vải len có nguồn gốc từ lông động vật như cừu, dê, lạc đà,.. với nhiều chủng loại như len lông cừu thường, len lông dê Cashmere, len lông thỏ Angora, len lông cừu Merino, len lông lạc đà Alpaca,… Vải len cũng có loại được làm từ sợi tổng hợp PAC, nhưng không được sử dụng phổ biến.
Vải nỉ
Vải nỉ được tạo ra bằng cách ép các sợi vải mỏng thành một lớp, không thông qua dệt may cầu kỳ như các loại vải khác. Bề mặt vải được phủ một lớp lông mỏng, ngắn khá mềm và mịn.
Vải nỉ giữ ấm tốt, thoáng khí, ít thấm nước, đa dạng màu sắc, dễ giặt và bảo quản. Tuy nhiên, vải nỉ rất nhanh bẩn, dễ bám bụi, rất khó lau, phải mang đi giặt với loại bỏ được vết bẩn hiệu quả, dùng vào mùa hè rất bí.
Vải lụa
Vải lụa được dệt từ tơ tằm, là loại vải quý giá, mang đến vẻ đẹp cao sang, quý phái và quyến rũ cho người mặc. Vải lụa mềm, mượt, thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái khi mặc, thích hợp cho mọi thời tiết bởi đặc điểm cách nhiệt tốt. Tuy nhiên, vải lụa có hạn chế là khó bảo quản, nhanh giòn và úa vàng dưới sự tác động của thời tiết.
Vải polyester (PE)
Vải polyester là vải sợi tổng hợp, sợi PE có thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene (nguồn gốc từ dầu mỏ). PE được ưa chuộng bởi độ bền tốt, không nhăn nheo, ít bị bám bẩn, giá thành phải chăng, màu sắc đa dạng,…
Nhược điểm lớn nhất của PE thấm hút mồ hôi kém và có thể gây ngứa, kích ứng cho da, đặc biệt là loại da mẫn cảm hay da của trẻ em.
Vải thô
Vải thô tạo nên từ thiên nhiên, có khả năng co giãn 4 chiều, bề mặt lại rất mịn, sờ vào thấy mát, thích hợp để dùng may quần áo cho phái nữ. Bề mặt vải thô có những sợi lông mỏng, ngắn.
Vải thô thấm hút mồ hôi rất tốt, khả năng thấm nước nhanh, độ đàn hồi tốt, mềm mại, lành tính với da, phù hợp cho nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, vải thô vẫn có độ cứng nhất định tùy vào từng loại.
Vải voan
Có nguồn gốc từ sợi tổng hợp nhân tạo nhưng vải voan lại rất mềm mịn, nhẹ nhàng, cho cảm giác vô cùng thoải mái khi mặc. Vải voan không để lại vết hằn vết gấp, đa dạng màu sắc, tôn lên nét dịu dàng và mềm mại cho người mặc.
Nhưng do chất liệu mỏng nên áo quần, đầm váy từ vải voan rất khó thiết kế, dễ bắt cháy và cần may lớp lót bên trong.
Vải Nylon
Nylon là một trong số các loại vải phổ biến nhất được sử dụng cho các mặt hàng dệt kim, chủ yếu là tất, nguyên liệu may quần áo và áo len, đặc biệt thích hợp để làm lớp lót cho áo khoác.
Vải nylon có độ bền cao, không nhăn, chống bám bụi tốt, dễ sử dụng, bảo quản và làm sạch. Tuy nhiên, Nylon cho người mặc cảm giác nóng, dính và chúng mất thời gian rất dài để phân hủy, chưa thân thiện với môi trường.
Vải Canvas
Vải Canvas hay Vải Bố có thành phần chủ yếu là sợi cây Gai Dầu, kết hợp thêm một số sợi khác như sợi bông hoặc là sợi tổng hợp. Đây là một trong các loại vải có tuổi thọ và độ bền màu cao nhất cùng khả năng chống thấm nước tốt.
Vải Canvas chia thành một số loại chính như: Canvas Cotton, Hemp Canvas, Canvas Lanh, Canvas tổng hợp, Duck Canvas, Plain Canvas.
Vải Viscose
Vải Viscose hay vải Rayon là loại vải được làm từ chất sợi Xenlulo trong các loại cây như đậu nành, tre hoặc mía. Loại vải này có khả năng thấm hút cao, mềm mại và không tích điện, khả năng tự kháng khuẩn tốt, dễ nhuộm màu.
Nhược điểm của vải Viscose là dễ bị cháy, gây ảnh hưởng đến môi trường nếu như gỗ nguyên liệu không được khai thác hợp lý.
Vải Spandex
Spandex là sợi tổng hợp được tạo thành từ Polyme nhờ vào quá trình kéo khô. Vải Spandex có độ đàn hồi cao, mềm nhẹ, dẻo và dai, ít gây dị ứng cho da và có khả năng chống tĩnh điện. Cotton Spandex, Len Spandex, Poly Spandex là các loại vải Spandex thông dụng.
Vải Spandex có các hạn chế như: khả năng thấm hút kém, dễ giãn ở nhiệt độ cao, dễ bị ăn mòn bởi các chất hóa học, bị ố vàng khi dùng lâu ngày.
Modal được làm ra bởi sợi có nguồn gốc từ cây sồi và một số chất hóa học để tăng độ bền và đẹp của vải. Vải Modal có tuổi thọ, độ đàn hồi và độ bền màu cao, thoáng khí, hút ẩm tốt, không bị co rút hay biến dạng khi sử dụng, thân thiện với người dùng và môi trường. Vải thường sử dụng để làm quần áo, chăn ga, gối đệm,….
Vải Tencel
Phần lớn vải Tencel được làm từ các loại cây như tre, nứa, cọ hoặc là bạch đàn. Vải Tencel sở hữu đầy đủ các đặc tính của vải sợi thiên nhiên: khả năng thấm hút tốt, độ bền cao, màu sắc đa dạng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tuy nhiên, vải TenCel dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và có giá thành cao.
Vải Ren
Vải ren hay vải Lace có kết cấu thưa và nhiều lỗ hổng khác nhau. Vải ren khi sờ vào cho cảm giác mềm mại, dày dặn mà không nóng, không bị co giãn, đa dạng mẫu mã, màu sắc. Thường được dùng để làm may áo cưới, nội y, làm đồ handmade,…
Vải Đũi
Là loại vải nhẹ, xốp, khả năng thấm hút cực kỳ hiệu quả, bề mặt vải tương đối thô và được làm từ sợi đũi. Với đặc tính mềm, nhẹ, thoáng khí, an toàn cho người dùng, vải đũi thường được sử dụng vào mùa hè.
Có 3 loại vải đũi: thô, xước và thêu hoa. Nhìn chung, các sản phẩm được làm từ vải đũi đều mang nét đơn giản, mộc mạc và tự nhiên.
Vải Bamboo
Vải Bamboo hay vải tre có nguồn gốc từ xơ của cây tre và một số chất phụ gia nhằm giúp cho sợi Bamboo được bền đẹp hơn. Vải Bamboo có khả năng thấm hút rất cao, kháng. Tuy nhiên, vải có thể bị co lại sau mỗi lần giặt vải khá lâu khô.
Vải Tuyết Mưa
Vải tuyết mưa làm từ các loại sợi như Viscose (Rayon), Polyester Nylon và sợi Spandex. Vì thế, vải tuyết mưa mang nhiều ưu điểm của các loại sợi thành phần: độ co giãn phù hợp, độ dày mỏng vừa phải, bền màu, không bị nhăn hay bám lông, bám bụi, không sờn mốc hay xù lông sau thời gian dài sử dụng.
Vải Jacquard
Jacquard là loại vải mà hoa văn được dệt trực tiếp lên các tấm vải thành phẩm với thành phần thông thường là Cotton, Polyester. Vải dày hơn các loại vải may mặc thông thường khác khá nhiều.
Vải Jacquard có độ bền rất cao, co giãn rất tốt và giàu tính thẩm mỹ. Loại vải này được dùng để may quần áo thời trang, chăn ga gối đệm, khăn trải bàn và cả trang trí nội thất.
Vải Chiffon
Vải Chiffon có thể làm từ chất liệu polyester hoặc các chất liệu khác. Đây là loại vải mỏng, nhẹ, dễ nhuộm màu. Vải Chiffon thường được sử dụng để may sơ mi, váy, đầm bởi nó đem đến cho người mặc vẻ thanh lịch, quý phái và điệu đà.
Lưu ý, không được sử dụng chất tẩy rửa mạnh để giặt vải Chiffon, chỉ nên giặt tay bằng dầu gội đầu.
Vải Pangrim Neotex Hàn Quốc
So với các loại chất liệu vải khác, vải Pangrim thường dùng để may đồng phục bảo hộ bởi một số ưu điểm vượt trội như:
- Chất vải dày dặn, bề mặt vải mềm mịn, bảo vệ da tốt.
- Vải không bám bụi, không xù lông.
- Khả năng thấm hút của vải Pangrim cực tốt, vô cùng thông thoáng, cho người mặc cảm giác dễ chịu.
- Vải không bị nhăn, nhàu, độ bền tốt.
- Dễ giặt giũ và bảo quản, có thể sử dụng giặt máy nhiều lần mà không lo bay màu.
Vải Mango
Vải mango là loại vải có chất mềm đẹp, độ co giãn nhẹ, tương đối. Thành phần chủ yếu gồm 90% là Polyester và gần 10% Spandex. Chất vải tương đối dày nhưng lại rất thoáng mát và thấm hút mồ hôi rất nhanh. Do đó, khi may trang phục không cần phải thêm bất kỳ lớp lót nào.
Chất liệu dày dặn giúp may quần áo chuẩn form dáng, giúp tôn lên những đường nét cơ thể của người mặc. Chất liệu không những vô cùng thoáng mát mà còn mang lại sự tươi trẻ, không bó sát. Giúp tạo sự thoải mái, dễ dàng khi di chuyển. Mà còn làm chị em say đắm bởi độ mềm mịn cực kỳ khó tin.
Nhận xét
Đăng nhận xét